Đặc điểm Đường_Hải_Phòng,_Hồng_Kông

Đường Hải Phòng và đường Bắc Kinh là hai con đường đi bộ chính ở Tiêm Sa Chủy, với lượng người vào lúc cao điểm là 10.000 người mỗi giờ.[1] Những địa điểm đáng chú ý trên con đường gồm có Đền Phúc Đức, một đền thờ thổ địa tồn tại hơn một thế kỷ từng được xem là "trung tâm thờ cúng của người dân Cửu Long",[2] Trung tâm Hồi giáo Cửu Long,[4] và Chợ tạm thời Đường Hải Phòng, được cho là chợ tạm thời lâu năm nhất tại Hồng Kông.[2][4] Ở đường Hải Phòng không có dấu hiệu gì liên quan đến thành phố Hải Phòng của Việt Nam.[2]

Năm 1978, chính quyền dự định phá hủy đền thờ Phúc Đức nhưng nhận nhiều ý kiến phản đối của người dân. Do đó, chính quyền dành riêng một khoảnh đất kế bên Chợ tạm thời để xây dựng một đền thờ mới.[2]

Chợ tạm thời đường Hải Phòng được xây dựng năm 1978 để có chỗ cho những người bán hàng rong ở đường Quảng Đông trong lúc chưa có một ngôi chợ cố định.[2][4] Cho đến nay vẫn chưa có chợ cố định cho nên chợ tạm thời vẫn còn tồn tại. Do khu vực này có nhiều người nhập cư từ tỉnh Sindh của thuộc địa Ấn Độ (ngày nay là Pakistan), ngôi chợ đặc điểm là có bán thịt được chế biến theo phương pháp hợp cho người theo Hồi giáo (halal) và các quán bán mì.[2][4][5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đường_Hải_Phòng,_Hồng_Kông http://travel.cnn.com/hong-kong/eat/eating-religio... http://books.google.com/books?id=AyfPeYnp3-oC&lpg=... http://maps.google.com/maps?f=d&hl=en&geocode=&sad... http://www.scmp.com/article/304442/haiphong-road http://www.td.gov.hk/transport_in_hong_kong/pedest... http://sunzi.lib.hku.hk/hkgro/view/g1909/11841.pdf //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... https://web.archive.org/web/20050809005420/http://... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Haipho...